Theo thống kê, ung thư dạ dày là một
trong năm loại bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Triệu chứng bệnh
thường mơ hồ, không rõ ràng nên thường được phát hiện muộn, gây nhiều
khó khăn trong quá trình điều trị.
Nguồn gốc gây bệnh
Cho đến nay y học vẫn chưa xác định được
nguyên nhân chính xác gây ra ung thư dạ dày nhưng có thể nhận thấy có
một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này.
Tuổi tác đóng một vai trò không nhỏ
trong việc gây nên khối u ở dạ dày, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh
càng lớn do các chất cặn bã, độc tố tích tụ lâu ngày.
Người dân sống ở những nơi có điều kiện
thấp rất dễ bị ung thư dạ dày vì chất lượng đồ ăn mà hằng ngày họ nạp
vào cơ thể không đảm bảo chất lượng.
Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới vì lí do hút thuốc lá.

Những người ăn nhiều đồ nướng, hun khói hoặc tẩm gia vị dễ bị ung thư dạ dày hơn những người khác.
Ung thư dạ dày còn có nguyên nhân từ các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, chảy máu dạ dày,…
Yếu tố di truyền cũng góp một phần nhỏ trong những nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như
không có biểu hiện gì. Chỉ đến khi bệnh tiến xa, bệnh nhân mới thường
cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau khi ăn, buồn
nôn, ói mửa, và sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này rất dễ bị
nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm loét dạ dày hay nhiễm trùng dạ dày
nên khi phát hiện ra thì khối u đã di căn xa. Bởi vậy, mỗi người đều nên
kiểm tra sức khỏe định kỳ, hoặc ít nhất là nên đi khám nếu có bất cứ
hiện tượng lạ nào.
Điều trị
Phẫu thuật được coi là biện pháp điều
trị chính cho ung thư dạ dày. Dạ dày sẽ bị cắt bỏ bán phần, toàn phần
hay có thể cắt thêm cơ quan khác rồi tạo một dạ dày giả bằng ruột tùy
theo mức độ xâm lấn của khối u. Khi ung thư lan rộng đến mức không còn
cắt bỏ được nữa và dạ dày bị nghẹt, phẫu thuật viên sẽ nối dạ dày với
ruột non để thức ăn có thể lưu thông từ trên xuống như bình thường. Tuy
nhiên, phẫu thuật này chỉ mang tính tạm bợ và tiên lượng rất xấu.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng Nhật Bản Hải Dược
để trị bệnh. Đây là dược phẩm có nguồn gốc từ các loại tảo biển, đã
được chứng minh có công dụng lớn trong việc ức chế tế bào ung thư, điều
trị bệnh ung thư.

Sau điều trị, ung thư vẫn có thể tái
phát âm thầm mà không gây triệu chứng gì bất thường. Vì vậy, người bệnh
nên cẩn thận đề phòng và phải thường xuyên tiến hành kiểm tra lại.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Vài ngày đầu sau mổ, bệnh nhân thường
rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau lành nên chỉ ăn
được các chất lỏng. Thời gian sau đó, họ có thể cảm thấy yếu sức một
thời gian và có thể bị tiêu chảy hoặc bón hoặc chảy máu, nhiễm trùng.
Lúc này cần cách thay đổi khẩu phần ăn và dùng thuốc để kiểm soát các
triệu chứng trên.
Biểu hiện thường gặp nhất ở các bệnh
nhân ung thư dạ dày sau điều trị là tình trạng chán ăn gây sụt cân nhanh
nên đôi khi phải nuôi ăn cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch hoặc qua
đường ruột. Một hội chứng khác được gọi là dumping, nó xảy ra khi thức
ăn vào ruột non quá nhanh khiến bệnh nhân cảm thấy đau quặn bụng, buồn
nôn, trướng bụng, tiêu chảy và chóng mặt.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, nên tránh
các đồ ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc có nhiều chất hóa học như
nitrate, nên ăn rau cải tươi, chanh và các loại chứa nhiều vitamin c.